Gần 30 năm qua, thời gian mà Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh, Bùi Thị Hạnh Hiếu dành để lội ruộng theo đúng nghĩa cùng bà con nông dân để phát triển các vùng lúa đặc sản từ địa đầu Tổ quốc cho đến mũi Cà Mau xa xôi có lẽ nhiều hơn ở nhà. Nhưng với nữ CEO này, đó không chỉ là niềm vui công việc mà là cơ duyên để đưa hạt gạo Việt đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Phải rất nhiều cuộc điện thoại, tôi mới hẹn gặp được chị Hiếu, bởi chị rất bận vào những ngày cuối năm, lại đúng dịp siêu thị Bảo Minh Mart – “đứa con tinh thần” của Bảo Minh kỷ niệm tròn 3 tuổi. Mục sở thị không gian của Bảo Minh Mart, tôi nhận thấy nơi đây khá đặc biệt so với đa phần các siêu thị hay cửa hàng tiện ích hiện nay. Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh - Bùi Thị Hạnh Hiếu. Người chở hạt gạo 'đặc sản' đi xa Chị Hiếu vui vẻ giới thiệu rằng "tôi là vị khách duy nhất tới dự sinh nhật vì chị chỉ muốn làm đầm ấm trong doanh nghiệp, cũng như ngay trưa hôm đó phải về Hải Dương để khảo sát vùng sản xuất lúa rươi, lại lội ruộng cùng bà con nông dân”. Chị bảo, mình bán những sản phẩm từ gạo nhưng muốn mỗi khách hàng đến đây không chỉ mua sản phẩm mà còn được trải nghiệm không gian sản xuất lúa gạo đặc sản của bà con từ mọi miền đất nước dù số kinh phí đầu tư tốn kém hơn. Tình yêu của chị Hiếu với hạt gạo đặc sản giống như câu ca của xứ Mường Lò – Nghĩa Lộ (Yên Bái) rằng: “Muốn ăn gạo trắng nước trong, vượt qua đèo Ách vào trong Mường Lò, Nếp Tú Lệ, Tẻ Mường Lò…”. Đó là một số trong rất nhiều “hạt ngọc trời” đặc sản đã được được chị Hiếu để ý tới. Gần 30 năm gắn bó với hạt gạo, Bảo Minh đã thu mua, chế biến và cung cấp ra thị trường khoảng 40 loại gạo đặc sản của khắp các vùng miền như: Gạo tám xoan Hải Hậu, nếp Tú Lệ, tám Điện Biên, Séng Cù… Hiện đơn vị là đối tác của nhiều tập đoàn trong và ngoài nước với nhiều chủng loại, từ gạo thường đến gạo lứt, từ gạo trắng đến gạo màu. Chị Bùi Thị Hạnh Hiếu (bên phải) trong một lần chia sẻ trên truyền hình về ngành lúa gạo. Chị tâm niệm, gạo không chỉ là lương thực mà còn là thuốc bổ, các loại vitamin và dưỡng chất. Chính vì vậy, Bảo Minh đã đầu tư nhiều mô hình chuỗi liên kết nhằm giữ gìn được các giống lúa đặc sản cổ truyền của Hà Nội và nhiều vùng khác, không để mai một, nông dân có đầu ra và bán được sản phẩm có giá trị cao, bớt được đói nghèo, người tiêu dùng có được những loại gạo phong phú, đáp ứng được nhu cầu của mình. Từ hạt gạo bé nhỏ mà Bảo Minh xây dựng được những giá trị không hề nhỏ cho xã hội. Chỉ tay về phía những kệ hàng đầy ắp, chị Hiếu nói rằng, triết lý kinh doanh của Bảo Minh là phát triển bền vững. Từ năm 2015, Công ty đã xây dựng chuỗi liên kết 5 nhà: Cơ quan Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp vùng nguyên liệu và những chỉ đạo sản xuất vì lúa là cây trọng điểm quốc gia; Nhà khoa học với các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành hỗ trợ cho doanh nghiệp và nông dân; Nhà tổ chức sản xuất là Công ty Bảo Minh, nhà nông và các hợp tác xã; nhà phân phối. "Sứ mệnh của chúng tôi không đơn thuần là kinh doanh mà đang phát triển các sản phẩm đạt chuẩn hữu cơ (Organic) theo hướng phát triển bền vững. Mặc dù xác định sẽ rất khó khăn vì xu thế này đang chưa phát triển tại Việt Nam nhưng vì sức khoẻ của người tiêu dùng nên chúng tôi kiên quyết đi theo”. Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh Không chỉ mang lại giá trị cho người nông dân thông qua phát triển vùng trồng, liên kết sản xuất - tiêu thụ, Tổng giám đốc, các thành viên Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh còn đi khảo sát khắp nơi, từ vùng đất địa đầu Tổ quốc cho đến mũi Cà Mau xa xôi. Đi đến...
13/09/2024
Đọc thêm »